Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

Chủ nhật - 01/03/2020 22:00
Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

1. Kế hoạch tuyển sinh
a) Phương án tuyển sinh

Hằng năm, tuyển sinh theo hai đợt, theo thời gian tuyển sinh sau đại học của Đại học Đà Nẵng:
- Đợt 1: Tháng 5
- Đợt 2: Tháng 10
Mỗi năm tuyển từ 2-3 NCS  (2 đợt).
Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.
Dự kiến trong 05 năm đầu tiên tuyển sinh được 5 NCS và cấp bằng cho 2 NCS
b) Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ phải thỏa một trong các điều kiện sau:
- Học viên đã có bằng đại học đúng ngành từ loại Giỏi trở lên phù hợp với ngành Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí;
- Học viên có bằng Thạc sĩ ngành Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí hoặc ngành gần phù hợp.

c) Danh mục các ngành đúng, ngành gần và các học phần bổ sung kiến thức

* Nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành đúng
STT Ngành đúng Học phần bổ sung kiến thức
1 Sư phạm Vật lí Học các học phần theo bảng 3.1

* NCS đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành đúng, ngành gần
STT Ngành đúng Học phần bổ sung kiến thức
1 Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí Không
  Ngành gần Học phần bổ sung kiến thức
2 Vật lí lý thuyết và vật lí toán (8440103)


Học các học phần bổ sung theo bảng 3.2
3 Vật lí chất rắn (8440104)
4 Quản lí giáo dục (8140114) với yêu cầu có bằng đại học sư phạm vật lí.
5 Lý luận và PPDH (8140110) với yêu cầu có bằng đại học sư phạm vật lí.

2. Kế hoạch đào tạo

Sau khi người học trúng truyển và được cơ sở đào tạo tiến sĩ công nhận là nghiên cứu sinh thì kế hoạch học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong 4 năm (đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ); 3 năm (đối với NCS đã có bằng thạc sĩ); được dự kiến như bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kế hoạch đào tạo tiến sĩ ngành Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Thời gian NCS đã có bằng thạc sĩ NCS chưa có bằng thạc sĩ
Năm thứ 1 - Xây dựng đề cương nghiên cứu - Học các học phần bổ sung

- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Bảo vệ đề cương nghiên cứu
- Học chương trình bổ sung (nếu có)
- Học các học phần tiến sĩ - Bảo vệ đề cương nghiên cứu


Năm thứ 2
- Học chương trình bổ sung (tiếp)
- Báo cáo tiểu luận tổng quan
- Học các học phần bổ sung (tiếp)
- Báo cáo chuyên đề 1
- Báo cáo chuyên đề 2 - Học các học phần tiến sĩ
 
- Báo cáo tiến độ thực hiện lần 1 (định kì 6 tháng/lần)




Năm thứ 3
- Báo cáo chuyên đề 3 - Báo cáo tiểu luận tổng quan
- Báo cáo tiến độ luận án (seminar) - Báo cáo chuyên đề 1
- Tổ chức seminar Luận án ở Bộ môn - Báo cáo chuyên đề 2
- Bảo vệ luận án cấp Bộ môn
- Hoàn thiện Luận án
- Báo cáo tiến độ thực hiện lần 1 (định kì 6 tháng/lần)
- Bảo vệ luận án cấp Trường  




Năm thứ 4
  - Báo cáo chuyên đề 3
- Báo cáo tiến độ luận án (seminar)
  - Tổ chức seminar Luận án ở Bộ môn
  - Bảo vệ luận án cấp Bộ môn
- Hoàn thiện Luận án
  - Bảo vệ luận án cấp Trường

Các quy định khác trong quá trình đào tạo: Tổ chức giảng dạy, đánh giá các học phần và các chuyên đề tiến sĩ; Yêu cầu về bài báo trước khi bảo vệ; Những thay đổi trong quá trình đào tạo; Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ; Người hướng dẫn nghiên cứu sinh; Nhiệm vụ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh; Trách nhiệm của nghiên cứu sinh; Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn; Trách nhiệm của cơ sở đào tạo được thực hiện theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đào tạo tiến sĩ.

3.5.3. Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo

- Về đội ngũ giảng viên: Trường Đại học Sư phạm luôn quan tâm đến việc xây dựng các phòng chức năng chuyên ngành, luôn quan tâm xây dựng quy trình chi tiết để thuận tiện trong triển khai đào tạo tiến sĩ và luôn quan tâm phát triển đội ngũ để nâng cao chất lượng đào tạo. Hằng năm đều cử giảng viên đi học NCS.
- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất: Hằng năm Trường Đại học Sư phạm đều đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hệ thống mạng để phục cho đào tạo.
- Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo: Khoa Vật lí đã và đang hợp tác đào tạo với các trường Đại học ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, ...
- Mức học phí/người học/năm học, khóa: Theo mức học phí đào tạo tiến sĩ được quy định chung của Đại học Đà Nẵng và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
toancanh15
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây