Quy chế hoạt động câu lạc bộ Vật Lý

Thứ năm - 26/04/2018 14:20
Quy chế hoạt động câu lạc bộ Vật Lý

Quy chế hoạt động câu lạc bộ Vật Lý

I. MỤC TIÊU:

Câu lạc bộ được tổ chức nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết về văn hoá, khoa học kĩ thuật, giáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và các năng khiếu của con người. Tổ chức Câu Lạc Bộ Vật Lý là điều kiện tốt để các cá nhân yêu thích vật lí có môi trường phát huy khả năng của mình và đóng góp sản phẩm khoa học kĩ thuật cho các kì thi khoa học kĩ thuật.

II. TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ : 

- Chủ nhiệm câu lạc bộ: tổ chức điều hành câu lạc bộ.

- Các phó chủ nhiệm: hổ trợ cho chủ nhiệm điều hành CLB.

- Thư kí câu lạc bộ: ghi lại quá trình hoạt động của các buổi sinh hoạt, và đưa lên trang facebook của CLB, quản lý danh sách thành viên CLB.

- Ban cố vấn: tất cả các giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN.

- Các thành viên của câu lạc bộ: Các Sinh viên trong khoa và ngoài khoa yêu thích vật lí, có thể tổ chức thành các nhóm ở mỗi lớp và có các hạt nhân của nhóm để lãnh đạo nhóm. Các thành viên của câu lạc bộ tham gia trên tinh thần tự nguyện.  

- Kính phí : quyên góp từ các thành viên, và sự tài trợ kinh phí của khoa, nhà trường.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ :

- Hoạt động của câu lạc bộ tiến hành ở phạm vi toàn trường. 

- Thời gian sinh hoạt : 1 buổi thứ bảy tuần cuối của tháng. 

- Địa điểm : Phòng thí nghiệm vật lý  + Hội trường + Sân trường.

- Các hoạt động chủ yếu bao gồm : 

+ Hướng dẫn phương pháp học vật lý. 

+ Tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện chuyên đề về các vấn đề của vật lý học gắn liền với cuộc sống thực tiễn. Vd: các vấn đề về: Thiên văn học, chế tạo robot, xe đua bằng năng lượng mặt trời, tên lửa nước,….

+ Tổ chức các buổi thảo luận về bài tập vật lý. 

+ Giới thiệu lịch sử vật lý và các nhà bác học vật lý vĩ đại. 

+ Giới thiệu ứng dụng của vật lý vào khoa học kỹ thuật.  

+ Hướng dẫn làm thí nghiệm và các đồ chơi vật lý. 

+ Tổ chức các cuộc thi giữa các nhóm hay các lớp về làm dụng cụ thí nghiệm, giải bài tập và làm đồ chơi mô hình vật lý.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

toancanh15
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây