pp lives 2020 1

Vật lý học, chuyên ngành Điện tử-Công nghệ Viễn thông: Ngành học hai trong một, tạo nhiều cơ hội việc làm và du học cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba - 03/04/2018 05:46
Vật lý học, chuyên ngành Điện tử-Công nghệ Viễn thông: Ngành học hai trong một, tạo nhiều cơ hội việc làm và du học cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trong loạt bài về giới thiệu các ngành, chuyên ngành đào tạo. Tổ truyền thông Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã có cuộc phỏng vấn với TS. Nguyễn Văn Hiếu – Trưởng Khoa Vật lí – Trường Đại học Sư phạm nhằm giúp các bạn thí sinh có thêm hiểu biết về ngành Vật lý học (chuyên ngành Điện tử - Công nghệ viễn thông).

PV: Thưa Thầy, Hiện nay các thí sinh khi nộp hồ sơ vào các ngành học họ rất quan tâm học xong họ sẽ có cơ hội kiếm việc làm như thế nào, làm việc ở đâu. Thầy có thể cho biết cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý học, chuyên ngành Điện tử-Công nghệ viễn thông?

TS. Nguyễn Văn Hiếu: Hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm rất lớn, dẫn đến số lượng sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm trái ngành nghề rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân đẫn đến tình trạng này, theo tôi có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Các em khi đăng ký nguyện vọng vào các ngành học các em chưa xem xét kĩ ngành đó phù hợp với mình hay không, các em chưa tìm hiểu xem học ngành đó các em sẽ làm được gì khi ra trường.

+ Các chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu của thị trường lao động, nội dung kiến thức lý thuyết khá nhiều, trong khi thực hành, thực tế còn ít.

Nắm bắt tình hình này trong năm qua, Ngành Vật lý học của khoa Vật lý-Trường ĐHSP-ĐHĐN đã xây dựng lại toàn bộ chương trình đào tạo theo hướng chuyên ngành Điện tử-Công nghệ viễn thông. Nội dung của chương trình dựa vào việc khảo sát nhu cầu thị trường lao động. Với chương trình mới sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:

1. Làm cán bộ kỹ thuật và quản lý ở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông; các đơn vị tư vấn, thiết kế về điện tử, công nghệ viễn thông như: tập đoàn Viettel, VNPT, các đài truyền hình, truyền thanh …

2. Có khả năng tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.

3. Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý và điện tử - viễn thông trong và ngoài nước.

4. Giảng dạy các học phần thuộc Vật lý và điện tử - viễn thông tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.

5. Tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến Vật lý và điện tử - viễn thông trong và ngoài nước.

PV: Thưa Thầy, Hiện nay có nhiều trường Đào tạo kĩ sư Điện tử viễn thông. Thầy có thể cho biết những ưu điểm của chương trình Vật lý học theo chuyên ngành điện tử-công nghệ viễn thông so với các chương trình trường khác có đào tạo ngành này.

 TS. Nguyễn Văn Hiếu: Để đáp ứng thị trường lao động trong thời gian tới và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Khoa khảo sát thị trường lao động cũng như tham khảo ý kiến nhà tuyển dụng. Dựa vào các kết quả đó, chúng tôi đã xây dựng lại chương trình mới đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, chương trình mới có nhiều ưu điểm so với các chương trình trường khác.

1. Chương trình được xây dựng có 64% khối lượng kiến thức, kĩ năng giống với chương trình Cử nhân Sư phạm Vật lí, 36% còn lại đi vào chuyên ngành điện tử viễn thông. Với cách thức thiết kế chương trình như trên, sinh viên có nhiều cơ hội học tập và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

1.1. Cơ hội học tập:

+ Trong thời gian học ngành Vật lí học (Chuyên ngành Điện tử-công nghệ viễn thông), sinh viên có thể đăng kí học song hành bằng hai ngành sư phạm Vật lý hoặc một ngành học bất kì ở các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng như ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, .v.v. Nếu học chương trình ngành sư phạm Vật lý, sinh viên chỉ cần học thêm 36% nội dung kiến thức, kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm. Sau 4 năm sinh viên có thể nhận được 02 bằng đại học.

+ Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học Sau đại học với các chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Vật lý, Vật lý lý thuyết, Vật lý hạt nhân, Khoa học Vật liệu, Điện tử viễn thông.... trong và ngoài nước.

1.2. Cơ hội việc làm

+ Có thể giảng dạy tại các trường THCS, THPT trong cả nước sau khi học thêm 36% nột dung kiến thức  nghiệp vụ sư phạm.

+ Có thể làm các công việc tại các nhà máy, công ty liên quan đến Vật lý, Điện tử viễn thông  như kĩ sư học ngành Điện tử viễn thông tại các trường Đại học Bách khoa-ĐHĐN và các trường khác.

2. Có thể ra trường sớm (3,5 năm so với 4 hoặc 5 năm của các trường cùng đào tạo chuyên ngành).

3. Các học phần được xây dựng linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập được chúng tôi liên kết với Trường ĐHBK Đà Nẵng, Đại học Công nghệ Hà Nội, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhiều học phần có giảng viên là những cán bộ đang nghiên cứu và quản lý tại các cơ quan, doanh nghiệp về Điện tử-Công nghệ viễn thông giảng dạy. Các chuyên đề, đồ án cuối khóa được xây dựng và giải quyết các vấn đề thực của các cơ quan, doanh nghiệp về điện tử - Viễn thông trên địa bàn hiện nay. Do đó, chương trình học có tính thực tiễn, thời sự cao.

4. Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường các giờ thực hành, phát triển kĩ năng làm việc và quản lý nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn đề, … giúp người học làm việc hiệu quả ngay sau khi ra trường.

Bảng so sánh cơ hội việc làm của ngành Vật lý học (chuyên ngành Điện tử-Công nghệ Viễn thông)-Trường ĐHSP-ĐHĐN so với các ngành khác.

 

Ngành Vật lý học (chuyên ngành Điện tử-Công nghệ viễn thông) tại trường Đại học sư phạm-Đại học Đà Nẵng

Ngành Điện tử-Công nghệ Viễn thông tại các trường khác

Ngành cử nhân Vật lý tại các trường khác

1. Thời gian học

3,5 – 4 năm

5 năm

4 năm

2. Cơ hội học tập

- Học được hai bằng cùng lúc, bằng cử nhân sư phạm Vật lý và bằng Cử nhân Vật lý học theo chuyên ngành Điện tử-công nghệ viễn thông.

- Tiếp tục học sau đại học với nhiều chuyên ngành khác nhau như là: Phương pháp dạy học Vật lý, Vật lý chất rắn, Vật lý lý thuyết, khoa học Vật liệu, Điện tử viễn thông…..

Kỹ sư điện tử viễn thông

Cử nhân vật lý

3. Cơ hội việc làm

- Giảng dạy tại các trường THCS, THPT, Cao Đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

- Làm việc tại các công ty liên quan đến điện tử viễn thông giống như kỹ sư Điện tử viễn thông, Vật lí.

Làm việc tại các công ty liên quan đến điện tử viễn thông

Làm việc tại các cơ sở liên quan đến Vật lý

4. Tỉ lệ thực hành/lý thuyết

- Tỉ lệ số giờ học thực hành/lý thuyết CAO à giúp người học nắm chắc kĩ năng thực hành và lý thuyết

- Tăng cường, phát triển kĩ năng làm việc và quản lý nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn đề, … giúp người học làm việc hiệu quả ngay sau khi ra trường.

- Tỉ lệ số giờ học thực hành/lý thuyết THẤP à quá chuyên sâu vào lý thuyết nhưng thiếu tính thực tiễn

- Thiếu các hoạt động phát triển kĩ năng

- Tỉ lệ số giờ học thực hành/lý thuyết THẤP à quá chuyên sâu vào lý thuyết nhưng thiếu tính thực tiễn

- Thiếu các hoạt động phát triển kĩ năng

5. Kinh phí đào tạo

Thấp:

1. Học bằng Cư nhân Vật lí (chuyên ngành Điện tử Viễn Thông). Tổng số tiền đóng học phí cả 4 năm khoảng.

135 Tín chỉ X 200 ngàn đồng/tín chỉ = 27 triệu đồng.

2. Nếu học song hành bằng hai sư phạm Vật lí, sinh viên học thêm 45 tín chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tổng kinh phí đóng thêm khoảng.

45 Tín chỉ X 200 ngàn đồng/tín chỉ = 9 triệu đồng.

Như vậy, tổng số tiền phải đóng để có hai bằng sau 4 năm là 36 triệu. Mỗi bằng chỉ có 18 triệu.

Cao (150 tín chỉ)

150 Tín chỉ X 200 ngàn đồng/tín chỉ = 30 triệu đồng.

 

Trung bình (135 tín chỉ)

135 Tín chỉ X 200 ngàn đồng/tín chỉ = 27 triệu đồng cho một bằng.

 

PV: Thưa Thầy, có nhiều em có nguyện vọng vào ngành Vật lí học và sau khi học xong các em muốn đi học tiếp ở nước ngoài. Thầy cố lời khuyên nào cho các em?

TS. Nguyễn Văn Hiếu: Hiện nay khoa Vật lí có mối liên kết chặt chẽ với các trường Đại học lớn trên thế giới, như Đại học OSAKA-Nhật Bản, Đại học INHA-Hàn Quốc, Viện JAIST-Nhật Bản, Đại học Tennessee - Hoa Kỳ ….. Hiện nay có nhiều sinh viên tốt nghiệp chương trình Sư phạm Vật lí và Vật lí học đã và đang học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các nước này. Cụ thể, có 03 cựu sinh viên học xong chương trình TS tại Nhật Bản, 02 đang học tại Hàn Quốc, 01 đi học Tiến sĩ tại Mỹ. Hàng năm, vào mùa hè, các Giáo sư trường OSAKA-Nhật Bản đều về khoa thực hiện phỏng vấn và tuyển sinh viên đi học sau Đại học. Vấn đề các em cần trau dồi thêm ngoại ngữ. Còn vấn đề chuyên môn thì các em hoàn toàn có thế đáp ứng khi học các chương trình tại khoa Vật lí. Như vậy, lựa chọn vào ngành Vật lý học (chuyên ngành Điện tử - CN viễn thông) của Khoa Vật lý – ĐHSP Đà Nẵng giúp các em gia tăng cơ hội việc làm cũng như học tiếp ở nước ngoài. Khoa Vật lý luôn chào đón các em.

  • Xin cám ơn TS. Nguyễn Văn Hiếu!
  • Chúc các em sớm có quyết định sáng suốt và thành công! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

toancanh15
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây