Công nghệ viễn thông tại Việt Nam có những bước phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Bên cạnh số thuê bao di động ngày càng tăng, tốc độ của dịch vụ di động cũng tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 2006, Việt Nam bắt đầu triển khai mạng 2G. Đến năm 2009, mạng 3G bắt đầu được VinaPhone triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tăng tốc độ truy cập internet không dây lên đến 7,2Mbps. Năm 2015, mạng 4G, có tốc độ truy cập 100 Mbps, được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam và phủ sóng trên toàn quốc vào năm 2017. Dự kiến đến cuối năm nay, năm 2019, Viettel sẽ đưa vào thử nghiệm mạng 5G với tốc độ truy cập 10 Gbps. Mạng 5G được dự đoán sẽ phát triển rất nhanh và làm thay đổi căn bản nền viễn thông Việt Nam.
Hình 1: Sự phát triển của các mạng viễn thông.
Để đáp ứng cho sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Điện tử - Viễn thông trong thời gian tới cũng sẽ tăng lên tương ứng. Vì vậy, những cử nhân, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng mềm tốt sẽ cơ hội tìm việc làm dễ dàng với mức lương phù hợp. Vì vậy, đăng kí theo học những ngành liên quan đến Điện tử - Viễn thông trong năm nay sẽ mở ra khả năng xin việc cao khi tốt nghiệp vào 4 năm sau đó.
Khoa Vật lý, một trong những Khoa hàng đầu của trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực ngành Điện tử - Viễn thông. Sinh viên theo học ngành Điện tử - Viễn thông tại Khoa Vật lý sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, viễn thông, kỹ năng vận hành các hệ máy viễn thông hiện đại, … Sinh viên sẽ được tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Với nội dung đào tạo giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới, sinh viên sẽ có khả năng:
- Thiết kế, vẽ và mô phỏng mạch điện tử bằng các phần mềm chuyên dụng, thi công các mạch điện tử ứng dụng;
- Khai thác, vận hành hệ thống thiết bị điện tử viễn thông;
- Bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử viễn thông và tổ chức triển khai dịch vụ điện tử độc lập;
- Tiếp cận và nắm bắt được các công nghệ điện tử, tin học- viễn thông mới trên nền tảng các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường;
Bên cạnh các năng lực chuyên môn, sinh viên học tại Khoa Vật lý còn được hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lại như làm việc nhóm, giao tiếp, tự học, … thông qua các dự án học tập, các hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, phục vụ cộng đồng, các cuộc thi đấu thể thao …
Sinh viên ngành ĐT-CNVT khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các công ty viễn thông như: Vinaphone, MobiFone, Đài viễn thông, công ty truyền số liệu, Viettel, FPT, các nhà cung cáp dịch vụ Internet, các công ty về phát thanh truyền hình, … Những công ty về sản xuất lắp ráp các thiết bị điện tử trong và ngoài nước như: Samsung, Nokia, HP, Canon…
Bên cạnh đó, sinh viên học chuyên ngành Điện tử - Viễn thông còn được trang bị kiến thức nền Vật lý nên cũng có thể làm việc tại các trung tâm đo lường, các phòng thí nghiệm Vật lý, …
Hơn nữa, ngoài khả năng xin việc cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử - Viễn thông ở Khoa Vật lý còn có khả năng theo học các bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến Điện tử - Viễn thông hoặc liên quan đến Vật lý như Vật lý lý thuyết, Khoa học Vật liệu, Phương pháp giảng dạy Vật lý …
Ngoài ra, trong quá trình học tập, sinh viên có thể đăng kí học thêm văn bằng 2 ở tất cả các ngành đang được đào tạo ở các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại ngữ, …
Với đội ngũ giảng viên tài năng (trên 75% là Tiến sĩ), năng động, thân thiện và đầy nhiệt huyết, chúng tôi sẽ làm cho các bạn hài lòng khi học tập và nghiên cứu tại khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền