428609231 719529730306829 3515444609595110367 n

Alfred Nobel và lịch sử giải Nobel huyền thoại

Thứ ba - 08/05/2018 21:30
Nhắc tới giải thưởng Nobel, không thể nhắc tới người đã khai sinh ra nó – nhà khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển, Alfred Nobel.
Alfred Nobel và lịch sử giải Nobel huyền thoại
Alfred Nobel sinh ngày 21-10-1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Cha của ông là một kỹ sư đồng thời cũng là một nhà phát minh có tài. Không may là việc làm ăn của ông không mấy thuận lợi và không lâu sau khi Alfred ra đời, ông bị buộc phải thôi việc.
Quyết tâm cứu gia đình mình, ông cùng vợ và ba người con trai chuyển tới Nga sinh sống bằng việc cung cấp các trang thiết bị cho quân đội Nga. Công việc trở nên vô cùng thuận lợi và nhờ đó, cậu bé Alfred được hưởng sự giáo dục tốt nhất từ các gia sư riêng mà cha mẹ thuê về dạy học.
Thời thơ ấu
 
ảnh 1
Chân dung Nobel
Khi còn nhỏ, Alfred Nobel học về 3 chuyên ngành là khoa học, văn học và ngoại ngữ. Ông có thể đọc viết thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ là Thụy Điển, tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức vào năm 17 tuổi. Sau này, cha ông quyết định cho ông theo học ngành kỹ sư và đã gửi ông sang Pháp, nơi hiện đứng đầu thế giới về lĩnh vực cơ khí tại thời điểm đó, để theo học.
Ông theo học ngành kỹ sư hóa. Trong quá trình theo học ông gặp một nhà hóa học trẻ người Ý tên là Ascanio Sobrero, anh này đã sáng chế ra một loại chất nổ dễ bay hơi tên là nitroglycerine. Sobrero đã giới thiệu chất này với Nobel, đồng thời giải thích cho ông hiểu ràng nếu sản xuất được chất này sẽ là một đề tài nghiên cứu thú vị nhưng đồng thời cũng sẽ là mối nguy lớn nếu sử dụng nó trong thực tế. 
Tuy nhiên, Alfred không nghĩ vậy và ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với chất này. Những thí nghiệm của ông đã dẫn tới việc sáng tạo một loại chất có ảnh hưởng to lớn tới các ứng dụng quân sự và dân sự sau này: thuốc nổ.
Trở lại Thụy Điển
Sau khi hoàn thành việc học tại Paris, ông trở lại Nga. Tại đây, ông đã giải thích cho cha mình về chất nổ mà người bạn Ý đã nghiên cứu. Họ đã cùng nhau làm các thí nghiệm và khám phá tác dụng của loại chất này với hy vọng chế tạo một thứ gì đó có tính thương mại cao. Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm này, họ đã gặp phải khá nhiều sự cố nghiêm trọng, đặc biệt là cái chết của người em trai út, Emil.
 
ảnh 2
Phòng thí nghiệm của Alfred Nobel
Không lâu sau cái chết thương tâm của em trai, hai người anh cả trong gia đình Nobel ở lại Nga để tiếp tục việc kinh doanh phát triển. Cha, mẹ và Alfred quay trở lại Thụy Điển sinh sống.
Chính thức phát minh ra thuốc nổ
Bất chấp những hậu quả từ các thí nghiệm tại Nga, Alfred tiếp tục thí nghiệm với chất nitroglycerine. Sau cùng, ông chế tạo thành công một loại chất nổ khó bay hơi và dễ kiểm soát hơn trong khi vẫn duy trì được hiệu quả như ở dạng ban đầu. Năm 1886, ông công bố các kết quả thí nghiệm và gọi chất này là dynamite (thuốc nổ). Sau đó ông tiếp tục sáng chế ra kíp nổ để có thể kích nổ từ xa một cách an toàn.
Học được những kiến thức kinh doanh từ cha, Alfred Nobel nhanh chóng xin cấp bằng sáng chế cho thuốc nổ và phát triển một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm này. Quân đội các nước rất mong muốn sử dụng loại vũ khí mới này, tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều bất tiện vì thuốc nổ phải được đặt đúng tại vị trí mong muốn sau đó mới dùng dây dẫn cháy để cho nổ. May mắn là chỉ vài năm sau, những cải tiến đã được thực hiện và Alfred nhanh chóng trở thành một thương nhân giàu có.
 
ảnh 3
Phát minh ra thuốc nổ 
Nhu cầu thuốc nổ tăng cao không ngừng. Nó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như khai thác đá, khai quật, xây dựng đường hầm và phá đá để mở đường cao tốc và đường sắt phục vụ cho giao thông và vận chuyển hàng hóa nặng cũng như các nhu yếu phẩm khác.
Việc kinh doanh thuận lợi giúp Alfred mở tới 90 nhà máy sản xuất thuốc nổ tại 20 quốc gia trên thế giới. Trước khi ông qua đời tại nhà riêng ở San Remo, phía Bắc Italia, ông đã tích lũy được một khối tài sản đáng kinh ngạc. Ông không kết hôn và dành cả cuộc đời mình làm các thí nghiệm hóa học. Ông qua đời trong yên bình vào ngày 10-12-1896.
 
ảnh 4
Huy chương Nobel
Trong di chúc của mình ông mong muốn sẽ có một giải thưởng được trao cho những người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Dược phẩm. Thêm vào đó, ông cũng muốn trao giải thưởng trong lĩnh vực Văn học và Hòa bình cho những cá nhân có đóng góp trong việc phát triển mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901, 5 năm sau ngày Nobel qua đời.
Lễ trao giải Nobel
Lễ trao giải Nobel được diễn ra tại Thụy Điển vào ngày 10-12 hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông. Đức vua Thụy Điển sẽ là người trao giải. Những người nhận giải sẽ được nhận một huy chương có khắc chân dung Alfred Nobel, một bằng chứng nhận và một khoản tiền tính bằng đồng tiền Kronor của Thụy Điển. Giải Nobel Hòa bình cũng được trao vào cùng ngày nhưng là tại Oslo, Na-uy.
 
ảnh 5
Lễ trao giải Nobel
Dù không nằm trong danh sách ban đầu nhưng sau này, giải Nobel về Kinh tế cũng được thêm vào danh sách trao thưởng. Các giải thưởng chỉ không được trao trong thời kỳ 2 cuộc chiến tranh thế giới khi mâu thuẫn của các quốc gia lên tới đỉnh điểm. Người đoạt giải Nobel trẻ nhất là Lawrence Bragg - 25 tuổi khi ông nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1915. Người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz, được trao giải Nobel Kinh tế năm 2007 ở tuổi 90. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng giành giải Nobel Hòa bình năm 2009 vì những nỗ lực của mình để củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 
cnaun
1c72cdeccecb6b9532da
Phòng thí nghiệm Khoa học vật liệu
ptn khvl
qlht
 
tc
 
Khảo sát người học
003
toancanh15
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây