428609231 719529730306829 3515444609595110367 n

Những phát kiến vĩ đại của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking làm thay đổi nền khoa học thế giới

Thứ ba - 08/05/2018 05:32
Stephen Hawking đã có những đóng góp làm thay đổi hoàn toàn góc nhìn về vũ trụ học, hố đen hay sự hình thành của vạn vật.
Những phát kiến vĩ đại của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking làm thay đổi nền khoa học thế giới

Nhà khoa học vật lý người Anh - Stephen Hawking vừa mới qua đời tại nhà riêng của mình ở tuổi 76. Ông được biết đến không chỉ nhờ nghị lực vượt qua căn bệnh hiếm gặp ASL (hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ), mà còn nhờ những đóng góp vĩ đại của mình cho nền khoa học thế giới.

Những nghiên cứu của Stephen Hawking làm thay đổi nền vật lý thế giới bao gồm vũ trụ học, lý thuyết Bing Bang, hố đen, thuyết lượng tử hấp dẫn.

Năm 1966: “Các kỳ dị và Hình học của Không - Thời gian”

Sau khi bị chuẩn đoán mắc phải căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) ở tuổi 21, Stephen Hawking vẫn tiếp tục việc nghiên cứu của mình. Nghiên cứu đầu tiên của ông có tên “Các kỳ dị và Hình học của Không - Thời gian”, đã giành giải Adam Prize năm 1966.

Trong nghiên cứu của mình, Hawking lần đầu tiên áp dụng Định lý về kỳ dị không gian - thời gian trong tâm của các hố đen, vào một quy mô lớn hơn là toàn bộ vũ trụ. Điểm kỳ dị không-thời gian là một điểm của không gian mà tại đó, mật độ vật chất cũng như độ cong của không-thời gian là vô cùng.

Năm 1968: “Lý thuyết kỳ dị hấp dẫn”

Stephen Hawking hợp tác với Roger Penrose để tiếp tục nghiên cứu năm 1966 của mình, sau đó ra mắt khái niệm “Lý thuyết kỳ dị hấp dẫn”. Theo giải thích thì tại các điểm kỳ dị sẽ xuất hiện sự chênh lệch về lực hấp dẫn.

Ví dụ như điểm kỳ dị lỗ đen, có thể xé nát bất kỳ vật thể nào tiến tới gần nó. Một lý thuyết khác của kỳ dị hấp dẫn đưa ra một kịch bản của sự kết thúc vũ trụ, khi tất cả bị một lực hấp dẫn đủ mạnh co lại trở thành một điểm duy nhất.

Năm 1970: “Định luật thứ hai của cơ học hố đen”

Năm 1970, Stephen Hawking khám phá ra một thứ mà sau này được gọi là “Định luật thứ hai của cơ học hố đen”. Theo đó, ông khẳng định rằng chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ lại. Ông cũng đề xuất bốn định luật của cơ học hố đen, tương đồng với động lực học cổ điển.

Năm 1973: “Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian”

Cuốn sách đầu tiên của Hawking “Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian” viết với George Ellis xuất bản năm 1973. Cuốn sách này tổng hợp tất cả các nghiên cứu của ông về không gian - thời gian, và những điểm kỳ dị trong vũ trụ. Cũng bắt đầu tư đây, Hawking nghiên cứu về hấp dẫn lượng tử và cơ học lượng tử.

Năm 1974: “Bức xạ Hawking”

Phát hiện này của ông gây ra khá nhiều tranh cãi, bởi nó đi ngược lại lý thuyết ban đầu về hố đen không bao giờ thu nhỏ. Tuy nhiên, Hawking nhận ra rằng các hố đen quay có thể phát ra các hạt hay bức xạ, ngày nay được gọi là Bức xạ Hawking.

Dựa trên phát hiện này, các hố đen có thể cạn kiệt năng lượng và biến mất, nếu như chúng không thể có thêm nguồn năng lượng từ việc hấp thụ các vật chất khác trong vũ trụ. Ban đầu, bức xạ Hawking gây nhiều tranh cãi, nhưng sau đó khám phá này được chấp nhận rộng rãi như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết.

Năm 1981: “Vũ trụ không biên”

Năm 1981 tại một hội nghị ở Vatican ông giới thiệu một công trình đề xuất rằng vũ trụ có thể không có biên-không có điểm đầu hay điểm cuối.

Năm 1983: “Trạng thái Hartle-Hawking”

Stephen Hawking hợp tác với James Hartle để giới thiệu một khái niệm mới được gọi là mô hình “Trạng thái Hartle-Hawking”. Mô hình này đề xuất rằng trước Vụ Nổ Lớn, thời gian không tồn tại và khái niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ do đó là vô nghĩa.

Năm 1988: “Lược sử thời gian”

Cuốn sách “Lược sử thời gian” được viết trong khoảng thời gian bệnh tình của Stephen Hawking ngày càng nghiêm trọng, ông không thể nói và phải sử dụng đến một hệ thống máy tính và giọng nói robot.

Tuy nhiên đây là cuốn sách thành công nhất trong lịch sử vật lý hiện đại, với hơn 40 triệu bản và được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. “Lược sử thời gian” cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big Bang, Lỗ đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không có hiểu biết chuyên sâu về vật lý.

Năm 1993: “Hố đen, tiểu vũ trụ và những bài luận khác”

Cuộc hôn nhân của Stephen Hawking gặp nhiều áp lực khiến ông đã phải ly dị người vợ đầu tiên của mình là Jane. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục các nghiên cứu về vật lý của mình, năm 1993 ông đã ông bố một tuyển tập các bài viết về hố đen và Bing Bang.

Năm 2001: “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”

Hawking vẫn tiếp tục viết sách về khoa học, quyển sách “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ” được phát hành vào năm 2001 có chủ đề về vật lý lý thuyết. Cuốn sách mô tả về lịch sử hình thành và các nguyên lý của vật lý hiện đại, trong đó có cả thuyết tương đối và thuyết thời gian của Einstein, tiên đoán tương lai của vũ trụ.

Năm 2005: “Lược sử Tóm tắt của Thời gian”

Cuốn sách “Lược sử Tóm tắt của Thời gian” là những cập nhật mới và viết lại từ cuốn sách “Lược sử thời gian” phát hành năm 1988.

Năm 2010: “Bản thiết kế vĩ đại”


 

hố đen hay sự hình thành của vạn vật.

Nhà khoa học vật lý người Anh - Stephen Hawking vừa mới qua đời tại nhà riêng của mình ở tuổi 76. Ông được biết đến không chỉ nhờ nghị lực vượt qua căn bệnh hiếm gặp ASL (hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ), mà còn nhờ những đóng góp vĩ đại của mình cho nền khoa học thế giới.

Những nghiên cứu của Stephen Hawking làm thay đổi nền vật lý thế giới bao gồm vũ trụ học, lý thuyết Bing Bang, hố đen, thuyết lượng tử hấp dẫn.

Năm 1966: “Các kỳ dị và Hình học của Không - Thời gian”

Sau khi bị chuẩn đoán mắc phải căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) ở tuổi 21, Stephen Hawking vẫn tiếp tục việc nghiên cứu của mình. Nghiên cứu đầu tiên của ông có tên “Các kỳ dị và Hình học của Không - Thời gian”, đã giành giải Adam Prize năm 1966.

Trong nghiên cứu của mình, Hawking lần đầu tiên áp dụng Định lý về kỳ dị không gian - thời gian trong tâm của các hố đen, vào một quy mô lớn hơn là toàn bộ vũ trụ. Điểm kỳ dị không-thời gian là một điểm của không gian mà tại đó, mật độ vật chất cũng như độ cong của không-thời gian là vô cùng.

Năm 1968: “Lý thuyết kỳ dị hấp dẫn”

Stephen Hawking hợp tác với Roger Penrose để tiếp tục nghiên cứu năm 1966 của mình, sau đó ra mắt khái niệm “Lý thuyết kỳ dị hấp dẫn”. Theo giải thích thì tại các điểm kỳ dị sẽ xuất hiện sự chênh lệch về lực hấp dẫn.

Ví dụ như điểm kỳ dị lỗ đen, có thể xé nát bất kỳ vật thể nào tiến tới gần nó. Một lý thuyết khác của kỳ dị hấp dẫn đưa ra một kịch bản của sự kết thúc vũ trụ, khi tất cả bị một lực hấp dẫn đủ mạnh co lại trở thành một điểm duy nhất.

Năm 1970: “Định luật thứ hai của cơ học hố đen”

Năm 1970, Stephen Hawking khám phá ra một thứ mà sau này được gọi là “Định luật thứ hai của cơ học hố đen”. Theo đó, ông khẳng định rằng chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ lại. Ông cũng đề xuất bốn định luật của cơ học hố đen, tương đồng với động lực học cổ điển.

Năm 1973: “Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian”

Cuốn sách đầu tiên của Hawking “Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian” viết với George Ellis xuất bản năm 1973. Cuốn sách này tổng hợp tất cả các nghiên cứu của ông về không gian - thời gian, và những điểm kỳ dị trong vũ trụ. Cũng bắt đầu tư đây, Hawking nghiên cứu về hấp dẫn lượng tử và cơ học lượng tử.

Năm 1974: “Bức xạ Hawking”

Phát hiện này của ông gây ra khá nhiều tranh cãi, bởi nó đi ngược lại lý thuyết ban đầu về hố đen không bao giờ thu nhỏ. Tuy nhiên, Hawking nhận ra rằng các hố đen quay có thể phát ra các hạt hay bức xạ, ngày nay được gọi là Bức xạ Hawking.

Dựa trên phát hiện này, các hố đen có thể cạn kiệt năng lượng và biến mất, nếu như chúng không thể có thêm nguồn năng lượng từ việc hấp thụ các vật chất khác trong vũ trụ. Ban đầu, bức xạ Hawking gây nhiều tranh cãi, nhưng sau đó khám phá này được chấp nhận rộng rãi như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết.

Năm 1981: “Vũ trụ không biên”

Năm 1981 tại một hội nghị ở Vatican ông giới thiệu một công trình đề xuất rằng vũ trụ có thể không có biên-không có điểm đầu hay điểm cuối.

Năm 1983: “Trạng thái Hartle-Hawking”

Stephen Hawking hợp tác với James Hartle để giới thiệu một khái niệm mới được gọi là mô hình “Trạng thái Hartle-Hawking”. Mô hình này đề xuất rằng trước Vụ Nổ Lớn, thời gian không tồn tại và khái niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ do đó là vô nghĩa.

Năm 1988: “Lược sử thời gian”

Cuốn sách “Lược sử thời gian” được viết trong khoảng thời gian bệnh tình của Stephen Hawking ngày càng nghiêm trọng, ông không thể nói và phải sử dụng đến một hệ thống máy tính và giọng nói robot.

Tuy nhiên đây là cuốn sách thành công nhất trong lịch sử vật lý hiện đại, với hơn 40 triệu bản và được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. “Lược sử thời gian” cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big Bang, Lỗ đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không có hiểu biết chuyên sâu về vật lý.

Năm 1993: “Hố đen, tiểu vũ trụ và những bài luận khác”

Cuộc hôn nhân của Stephen Hawking gặp nhiều áp lực khiến ông đã phải ly dị người vợ đầu tiên của mình là Jane. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục các nghiên cứu về vật lý của mình, năm 1993 ông đã ông bố một tuyển tập các bài viết về hố đen và Bing Bang.

Năm 2001: “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”

Hawking vẫn tiếp tục viết sách về khoa học, quyển sách “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ” được phát hành vào năm 2001 có chủ đề về vật lý lý thuyết. Cuốn sách mô tả về lịch sử hình thành và các nguyên lý của vật lý hiện đại, trong đó có cả thuyết tương đối và thuyết thời gian của Einstein, tiên đoán tương lai của vũ trụ.

Năm 2005: “Lược sử Tóm tắt của Thời gian”

Cuốn sách “Lược sử Tóm tắt của Thời gian” là những cập nhật mới và viết lại từ cuốn sách “Lược sử thời gian” phát hành năm 1988.

Năm 2010: “Bản thiết kế vĩ đại”

“Bản Thiết kế Vĩ đại” có lẽ là cuốn sách thú vị nhất của Stephen Hawking, cũng là cuốn sách mà ông dành nhiều thời gian nhất. Nội dung của cuốn sách này đã phản đối ý kiến cho rằng Chúa tạo ra vũ trụ.

Cuốn sách đặt ra những câu hỏi tối hậu về sự sống, vũ trụ và vạn vật: Tại sao phải có cái gì đó chứ không phải là hư không?, Tại sao chúng ta tồn tại?, Tại sao là tập hợp các định luật vật lý cụ thể này chứ không phải các tập hợp khác?

Nếu trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cũng sẽ hoàn thành được mục đích cuối cùng của nhân loại.

Nguồn tin: genk.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 
cnaun
1c72cdeccecb6b9532da
Phòng thí nghiệm Khoa học vật liệu
ptn khvl
qlht
 
tc
 
Khảo sát người học
003
toancanh15
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây